FLIGHTS – Olga Tokarczuk

Mình bắt đầu đọc tiểu thuyết Flights của nhà văn Ba Lan Olga Tokarczuk. Vài trang đầu tiên có hình in rất đẹp về những dòng sông trên thế giới. Chuyện đầu tiên là tự sự của tác giả về thời thơ ấu cùng bà mẹ với cuộc sống kiểu du mục. Họ không muốn và không chịu được việc phải gắn bó ở một nơi. Họ liên tục di chuyển và hàng năm lại quay về căn hộ chính, để rồi chồn chân và tiếp tục đi.

Văn chương mượt mà, đọc rất thích nếu đang đúng tâm trạng tĩnh lặng và kiểu nhâm nhi một cái bánh với ly trà ngon, ngồi một mình.

Tình cờ mình tìm ra bản pdf.

Valedictorian Speech

Andy tốt nghiệp lớp 12 và được chọn phát biểu đại diện khối 12. Thời Covid, mọi hoạt động chuyển sang on-line nên buổi lễ tốt nghiệp chính thức đã không diễn ra, hứa hẹn được tổ chức lại trong năm sau. Riêng bài phát biểu được quy định gói lại trong vòng 1 phút.

Andy Pham, June 2020

There’s not enough time in one minute to do our class justice, but there was never enough, not in the four years we’ve shared. It’s been wild. I’ve run out of time with you through 10 minute DECA cases, two-hour exams, early morning Track practice, and four years of our newspaper. I’ve dug Archives, shared study guides only to find that our grind seems so short, so small compared to the mess we’re graduating into. 

Maybe Mackenzie was small, but so were we, and we stretched all the same: growing an inch, a friend, a club at a time, we did a week’s work in a night and we turned out alright. These are confusing times, there’s no closure in a lockdown, but it teases what’s next: timelines will stretch. And so will we.

I’m honoured to be among these candidates, many of whom are my friends, the reason I’m here today. I hope that if this speech captures our absurd moment, then I might deserve to be our valedictorian. In four short years we built memories that will last a life. Those marks of two terms, four years, are now ours to define. So go wide, don’t shy, but Mackenzie, take your time. I’ll see you on the other side.

The Institute – Stephen King

Mình đọc xong trong 2 ngày. Cuốn hút ngay từ chương đầu tiên. Đến những trang cuối cùng, không hề thất vọng.

Truyện xoay quanh một nhóm trẻ có những tài năng đặc biệt và bị giam cầm, huấn luyện thành vũ khí. Nội dung này đã được viết và lên phim nhiều lần. Nhưng tài kể chuyện điêu luyện của Stephen King làm mình không thể ngưng đọc.

Đến chương cuối cùng, Stephen King đặt ra một câu hỏi có nên hy sinh một nhóm nhỏ cho số đông? Mục đích biện minh cho hành động.

Nếu những tiểu thuyết khác, kẻ đáng sợ là ma quỷ, hay siêu nhiên, thì trong câu chuyện này, là những người bình thường. Và đó là điều làm sởn tóc gáy.

Difficult Day

“Today was a Difficult Day,” said Pooh.

There was a pause.

“Do you want to talk about it?” asked Piglet.

“No,” said Pooh after a bit. “No, I don’t think I do.”

“That’s okay,” said Piglet, and he came and sat beside his friend.

“What are you doing?” asked Pooh.

“Nothing, really,” said Piglet.

“Only, I know what Difficult Days are like. I quite often don’t feel like talking about it on my Difficult Days either.

“But goodness,” continued Piglet, “Difficult Days are so much easier when you know you’ve got someone there for you. And I’ll always be here for you, Pooh.”

And as Pooh sat there, working through in his head his Difficult Day, while the solid, reliable Piglet sat next to him quietly, swinging his little legs…he thought that his best friend had never been more right.”

A.A. Milne

>>>

Mỗi khi đếndịp kỷ niệm ngày cưới, mình lại nghĩ sẽ viết gì đây. Hai vợ chồng nhà này không thuộc nhóm lãng mạn, nên không có những ký ức để ra thành thơ hay văn chương gì. Một trong những điều mà mình biết chắc chắn là …giống như bạn Piglet nói “Những ngày khó khăn sẽ dễ dàng hơn nhiều khi bạn biết có ai đó ở bên cạnh bạn” Và mình có một nửa kia.

Đi học Mỹ

Phải nhấn mạnh là quan điểm này của một phụ huynh có con học ở Canada.

Tất nhiên có nhiều bàn cãi sao lại đi Mỹ khi tiền học ở Canada rẻ hơn hẳn, hệ thống giáo dục tốt, xã hội an bình, khả năng tìm việc và học tiếp sau đại học tốt vvv. Nếu đã giải tỏa hết những ưu tư này và vẫn chọn đi về phương Nam thì đây là những việc cần làm, càng sớm càng tốt.

Luyện thi SAT

Canada không có SAT này nên đây là việc THÊM, ngoài khối lượng bài vở trong trường. Những bạn nào học AP hay IB thì đàng nào cũng cực rồi nên thêm chút chắc chịu được. Để tận dụng tối đa thời gian, công sức và tiền bạc, cần xác định mình muốn học ngành gì, tìm hiểu trường muốn nộp, và xem họ đòi những điểm SAT gì rồi theo đó mà học và thi.

SAT tổ chức thi theo định kỳ ở Canada. Bạn phải xem lịch và tính sao cho hợp sức mình nhất. SAT điểm chưa cao thì có thể thi lại cho đến khi điểm cao hơn. Các trường sẽ nhìn điểm cao nhất. Tuy nhiên chưa chắc thi lần sau điểm tăng nhiều hơn lần trước. Thi môn nào đóng tiền môn đó, không có giảm hay trợ giá gì nên phải liệu cơm gắp mắm.

Anh Hai học SAT như học đàn. Gần ngày trình diễn thì luyện bất kể ngày đêm, trong khi trước đó thì lượn vài phím đàn. Bạn ấy mượn sách luyện thi từ thư viện. Mình nhắc học thì nói là nội dung này trong trường có học rồi nên biết, đừng nhắc nhở gì, mọi thứ trong tầm kiểm soát. Đến khi xem lịch thì ngày này đụng ngày kia. Một lần, đến khuya, cha con tính đến phương án lái xe qua trung tâm thi bên Buffalo, New York để thi cho kịp ngày nộp hồ sơ!

Kết luận duy nhất. Điểm càng cao càng chắc để được chọn và xin học bổng. Sau lần thi đầu tiên, nhìn kết quả là có thể định sức mình so với trường mình muốn nộp vô. Các trường và trang web về đại học đều có thông tin điểm SAT đòi hỏi. Nếu không qua cửa này thì thôi, đừng lao theo nữa.

Nghiên cứu so sánh ngành học

Nếu chỉ bắt đầu từ google thì như vào rừng mà không mang theo bản đồ hay la bàn. Bạn trẻ cần có tiêu chí lựa chọn trước. Ví dụ: trường ở đô thị sầm uất, trường có ranking trên 20, trường ở East Coast, trường có tỉ lệ giáo viên: sinh viên, học phí. Số lượng trường ở Canada không nhiều và đa dạng như Mỹ, nhưng cũng đủ mọi ngành, và nhiều ngành có vị thế cao trong các bảng đánh giá. Thỉnh thoảng nên so lại với trường ở đây cân bằng cách đánh giá. Khi đã có danh sách trường thì phải đọc ngay họ muốn gì, hạn chót nộp điểm và hồ sơ, bao nhiêu thư giới thiệu mà các thầy cô phải viết và lên lịch chuẩn bị.

Nộp hồ sơ

Nếu qui trình làm làm hồ sơ cho các trường Canada đơn giản, nhanh chóng thì trường Mỹ là một núi công việc; đặc biệt nếu ghé mắt đến trường hạng Ivy League. Đến ngày vào Common App lập account, chuyển điểm học, điểm thi SAT hay các kỳ thi khác, khai thông tin (cá nhân, thuế), thư giới thiệu của giáo viên, luận văn 2-4 essays/trường và đóng tiền. Mỗi thứ như vậy đòi hỏi sự tỉ mỉ, thời gian, quan hệ, khả năng viết lách và lên lịch để kịp thời hạn nộp.

Nói riêng về essay, mỗi trường thường có câu chung ví dụ như ‘Tại sao bạn muốn vào trường ABC”, và vài câu rất “không giống ai”. Khả năng “xào lại bài viết” có thể dành cho câu đầu tiên, nhưng với các câu khác là rất thấp. Chưa kể, khi xào lại, cần phải hiểu rõ cho gia vị mắm muối sao cho phù hợp thực khách.

Anh Hai mượn một cuốn duy nhất và nói không nên đọc vì càng đọc càng loạn. Tốt nhất là nắm quy tắc chung và phải tự nghĩ ra ý của mình để viết. Điều ghi nhớ thứ hai là phải hiểu rõ trường đòi hỏi gì. Nguyên kỳ nghỉ Giáng sinh năm ngoái, từ sáng đến khuya, anh Hai ngồi bức tóc để viết ra chữ. Có lúc, ảnh nói chưa bao giờ con nói nhiều về mình như vậy, con thấy mình như sociopath.

Nói về thư giới thiệu Recommendation Letters. Dễ mà không dễ vì mỗi trường nộp yêu cầu hơn 2 thư. Bạn nào trải qua kinh nghiệm tìm sếp cũ viết thư giới thiệu để xin việc thì sẽ hiểu ý này. Mình phải có đủ một số thầy cô ở các bộ môn vừa chính, vừa phụ, vừa văn hóa, vừa thể mỹ để những lá thư này sẽ mô tả mình một cách sống động và đầy đủ nhất.

Early Decision là dành cho sinh viên nộp vào tháng 9. Regular Decision thường đóng hồ sơ khoảng ngay đầu tháng 1. Đến khoảng cuối tháng 3 là các trường bắt đầu gửi email báo kết quả. Thông tin học bổng thường gửi kèm theo. Nếu vào waitlist cũng được thông báo luôn lúc này.

Giờ nghĩ lại, nộp hồ sơ vào đại học Mỹ thật gian nan.

Chặng 3 – Vòng nguyệt quế

Sau khi nộp hồ sơ, điều duy nhất làm được là chờ đợi. Và chờ đợi là một việc cô đơn.

Các bạn ấy còn quá trẻ để hiểu rằng cuộc đời dài thăm thẳm, và việc thành công hay thất bại lần này không phải là dấu chấm hết. Mình biết con trai chỉ trao đổi với một hai giáo viên về việc chọn trường, theo kiểu cần mới hỏi. Với bạn bè, con trai nói không ai chia sẻ với ai. Đây là đề tài off – limit. Ngay cả khi mình hỏi han bạn mình, con trai cũng không thích là đề tài để má nói chuyện.

Con trai, một lần trước khi đi ngủ, nói một câu mà mình vẫn nhớ ‘Đây là lần đầu tiên mà con phải suy nghĩ là con muốn gì. Nhưng càng suy nghĩ thì có khi con càng không biết con thật sự muốn gì và quyết định như vậy là đúng hay sai”. Khi có quá nhiều ẩn số thì việc ra quyết định không dễ dàng. Mình khuyến khích con trai viết ra thành một danh sách rồi so sánh. Nhưng con trai nói ‘Chờ đến khi có kết quả rồi con sẽ tính!’. Fair point.

Ở Canada không có Early Decision. Kết quả được trường báo qua email, rải rác từ giữa tháng 2. Những chương trình có tỉ lệ cạnh tranh khốc liệt thì chờ đến tận đầu tháng 5. Thông tin về Học Bổng, Trợ Cấp thường đi sau vài ngày. Còn cổng OSAP để xin vay tiền học từ chính phủ thì khoảng tháng 5 mới mở. Nếu bạn nào xin học ngoài tỉnh (out of province), mọi chế độ và quy định sẽ khác.

Giờ có trong tay kết quả. Chọn như thế nào? Mình nghĩ có 2 câu quan trọng nhất mà tân sinh viên phải trả lời được một cách rõ ràng, thấu đáo.

Liệu mình có thấy mình sẽ sướng khi học trường này không?
Liệu mình có thể trải qua 4 năm ở nơi này không?

2 câu hỏi này buộc bạn ấy phải tìm hiểu ngành học, môn học, khối lượng bài vở, không khí của trường, vị trí của trường, đời sống sinh viên. Quan trọng không kém là tiền học, chi phí, tiền chi tiêu trong 4 năm, nợ nếu phải vay, lãi suất. Ba mẹ và con cần nói chuyện rõ ràng với nhau để giúp nhau ra quyết định mà hai bên đều hài lòng.

Điều quan trọng nhất là dù kết quả như thế nào, các bạn đã đi qua một chặng đường dài và mỗi bạn đều xứng đáng được đeo vòng nguyệt quế. Có lẽ đây là điều đặc biệt cần nhắc nhau nếu lỡ Top Choice không đạt được. Kỳ vọng của ba mẹ lý ra nên là động lực để con cái phát triển, không được là gánh nặng và làm mất tinh thần con. Ăn mừng và lật sang trang mới.

Sau đây là một nhắn nhủ nhỏ cho các bạn tốt nghiệp năm nay.

Chặng 2 – Tăng tốc và chạy

Đầu năm lớp 12, khoảng tháng 9-10, các trường đại học/cao đẳng bắt đầu xuất hiện ở trường anh Hai. Những trường ‘chiếu trên’ như University of Toronto, University of Waterloo, McMaster có hẳn nguyên ngày, lập diễn đàn, trực tiếp tham gia trả lời hỏi đáp của học trò. Do đa số học trò trong chương trình anh Hai học quan tâm đến ngành Kỹ Sư, Y, Máy tính nên 3 trường này có những khoa chuyên ngành mà các bạn đó nhắm cho Top Choice. Thật ra, đã là Top Choice và với nhóm này thì cả phụ huynh và học trò đã ‘tiếp cận’ khoa / trường sớm hơn nhiều như mình đề cập trong Chặng 1.

Trường ở Canada ít hơn nhiều so với Mỹ. Những trường hàng đầu là trường công. 5 trường hàng đầu của Canada gồm University of Toronto, University of British Columbia, McGill University, McMaster University và University of Montreal. (Theo https://www.timeshighereducation.com/student/best-universities/best-universities-canada)

Tại sao mình nhắc tên Waterloo? University of Waterloo là trường ở thành phố Kitchener, thuộc tỉnh bang Ontario, có ngành Computer Science and Information System gọi là danh tiếng nhất, khắc nghiệt nhất và tưởng thưởng nhất. Sinh viên ngành này có cơ hội Co-op vừa học vừa làm nên hầu hết chưa ra trường đã có thư mời làm việc.

Một dòng riêng: Ở Canada không có trường nào ngang hàng trường Ivy League của Mỹ.

Tháng 12, cổng OUAC Ontario Universities’ Application Centre mở cho học trò trong tỉnh bang Ontario nộp hồ sơ đại học. Các bạn vào lập account, và bấm chọn ngành/chương trình và … nộp tiền. Nhanh gọn nhẹ một cách giật mình. Và cha mẹ không cần làm gì, chỉ cần đưa thẻ tín dụng để trả tiền. Thường hạn chót nộp hồ sơ là giữa tháng 1. Riêng University of British Columbia, họ đóng hồ sơ từ tháng 11.

Đây là website để phụ huynh nghiên cứu lệ phí nộp hồ sơ https://www.ouac.on.ca/guide/101-fees/

Do vậy, nếu muốn thuyết phục con chọn ngành nghề /trường / đi xa đi gần thì phải làm công tác tư tưởng từ trước tháng 10.

Đó là trường hợp trẻ học ở Canada từ nhỏ. Nếu các bạn học sinh bắt đầu học ở đây từ lớp 9, các bạn ấy phải đếm/tính credit thật chặt chẽ để bảo đảm không thiếu tín chỉ nào. Thiếu thì … không nộp được hoặc sẽ bị trễ. Đừng để vì môn Tiếng Anh hay Calculus làm hỏng chuyện.

Đây là chặng uneventful nhất với mình vì chỉ vài cái nhấp chuột là xong. Phụ huynh sẽ không tham gia gì. Sau khi nộp xong là chờ…Tháng 3 đến tháng 5, các trường lần lượt sẽ báo kết quả. Cho nên để chặng này diễn ra suông sẻ, chặng 1 cần được chuẩn bị tốt.

Nếu so sánh giữa Canada và Việt nam thì đoạn hồ sơ đại học của Canada quá nhẹ nhàng, nhưng nó lại cam go theo kiểu phải cày bừa, tích lũy chăm chỉ từ lớp 9. Không thể nhảy cóc hay nhảy vọt gì ở đây. Tất cả kết quả, thành tích học hành đều liên quan với nhau. Anh Hai tính điểm như vận động viên chạy marathon, có thể nhanh chút, có thể bị chậm chút, nhưng phải giữ luôn ở top đầu. Chiến thuật học môn này, bỏ môn kia không áp dụng được. Một khi đã biết rõ ngành/trường đó cần gì thì cứ phải chạy cho đến khi về đích với thành tích cao nhất.

Chặng 3 – Về đích và chọn. …. Sẽ viết tiếp …

Chặng 1 – chuẩn bị

Mình bỏ blog một thời gian vì đầu óc không tập trung để viết được cái gì đủ dài, đủ ý nghĩa. Thỉnh thoảng thấy vẫn có bạn vào blog xem và mình nghĩ… phải viết lại thôi.

Trong 2 năm qua, các thành viên nhà mình đã cùng chèo cùng chống và giờ đến một bến mới, cho một hành trình mới. Nói nghe văn vẻ, trong khi đơn giản chỉ là chuyện chuẩn bị và nộp hồ sơ đại học của anh Hai. Mình viết lại chi tiết đây, cho mình về sau có cái đọc lại, và cho những bạn bè quan tâm.

A theo chương trình chuyên Toán, Máy Tính và Khoa học của một trường trung học có xếp hạng cao ở Toronto từ lớp 9. Từ đầu, A rất mạnh những môn tự nhiên. Nhưng sở trường và thiên hướng của bạn lại chuyên về xã hội và giấc mơ hành nghề Luật. Mất khá nhiều thời gian, bàn cãi và cả lắng đọng để cuối cùng, A loại hẳn ngành Kỹ Sư và chọn Kinh Tế – Toán cho 4 năm đại học. Khi chọn xong thì cũng là lúc phải lên danh sách trường để nộp hồ sơ.

Bởi vậy, nếu thanh niên nào có quyết định sớm, rõ ràng thì dễ hơn trong việc chuẩn bị hồ sơ. Trường cao đẳng và đại học ở Canada không tổ chức thi vô đại học. Điểm trung bình năm lớp 11 và tổng số tín chỉ cần cho chuyên ngành xin vào sẽ là 2 chỉ số chính để họ xét hồ sơ. Riêng với những chương trình danh giá và rất gắt như Y, Máy Tính thì đòi hỏi điểm cực cao, thành tích thi, và những giải thưởng hay việc thiện nguyện chất lượng, thư bày tỏ nguyện vọng.

Việc chuẩn bị này không thể chỉ gói trong vài ba tháng nếu nhắm đến trường và ngành tốt. Tinh thần chung là hy vọng cao nếu điểm trung bình các môn cao. Ví dụ khoa Software Engineering của Waterloo là 97%. Theo đường link này, bạn sẽ coi được điểm trung bình cho từng ngành của Waterloo để lượng sức https://uwaterloo.ca/engineering/future-undergraduate-students/application-process/admission-averages

Và các trường đều có thông tin này trên website chính thức.

97% là hoặc thanh niên siêu giỏi hoặc siêu siêng và bền bĩ giữ điểm cao cho tất cả các môn. Bởi vậy có nhiều bàn cãi làm sao giữ điểm cao? Chắc là một bài viết khác.

Mình nghĩ đừng chờ nước đến chân mới chọn trường mà nên tìm hiểu từ từ. Trường nào cũng tổ chức Open House, Campus Tours gần như quanh năm. Cả nhà có thể cùng đi thăm trường. Đi dọc hành lang, vào lớp học, vào hội trường, nhìn các thông báo, nói chuyện với thầy cô, sinh viên, ghé vào thư viện… có những nơi sẽ gây cảm tình hay tạo một ấn tượng ngay lập tức. Điều này sẽ giúp việc nhìn trang web của trường và hiểu hơn. Trường cũng tích cực quảng bá. Họ tham gia các hội chợ, đến tận trường trung học, và qua các tư vấn ngay tại trường. Nên về mặt thông tin, nếu bạn sinh viên nào nói không biết gì thì thụ động quá.

Mỗi trường có nhiều khoa/ngành. Mỗi khoa có yêu cầu riêng. Khi nộp hồ sơ thì nộp theo ngành. Chữ ngành này có thể không chính xác. Bạn phải vào website trường để xem chi tiết hơn.

Nếu để cưỡi ngựa xem hoa thì có thể tra cứu trang này . Có đầy đủ các đối chiếu so sách từ a-z trên toàn Canada. https://www.macleans.ca/education/university-rankings/university-rankings-2020/

Trường anh Hai có một đội ngũ Tham Vấn cho Sinh viên rất tận tình. Họ giúp chọn trường, nộp hồ sơ. Họ là cầu nối giữa trường trung học và cao đẳng/đại học. Họ giúp chuyển điểm đi, cập nhật thông tin thiện nguyện vvv… Càng nộp nhiều chương trình, càng tốn nhiều tiền. Nên cần có Plan A, B và C. Trường Top Choice và Back-Up.

Đến tháng 10 năm lớp 12 là cuộc đua bắt đầu nóng lên – Chặng 2 – chạy.

Mình sẽ viết tiếp về chặng này và trường Mỹ trong những post tiếp theo.

My Brother Tom’s Schizophrenia

By Marin Sardy

May 20, 2019

… If you Google “How to convince someone with schizophrenia to get treatment,” you discover a vast network of distraught families grappling for answers. When met with resistance by a person in the grip of psychosis, experts advise, try to work around rigid beliefs rather than attempting to dismantle them. Don’t argue with delusions, and don’t focus on points of contention. Listen respectfully and empathize. On the message boards at Schizophrenia.com, people weigh the merits and dangers of coercion, even its harshest forms. A man with schizophrenia expresses gratitude that his parents never kicked him out when he refused treatment, saying that he would not have got better without their unwavering support. Another states that, if he hadn’t been kicked out, he would never have sought help. Although research suggests that the gentler, subtler forms of pressure may be more effective, it seems that nothing works for everybody and everything works for somebody. ….

https://www.newyorker.com/culture/personal-history/my-brother-toms-schizophrenia

Lựa chọn

Một tối cuối thu, trong bếp, những câu chuyện lan man chuyển sang nghiêm túc khi anh Hai kể về 3 cựu học trò của MACS về trường trao đổi về việc học hành và nghề nghiệp của họ. Người thứ 1: sau 4 năm ngành kỹ sư điện toán của Waterloo, cảm thấy chọn sai, chuyển sang nghề viết và giờ làm nghề tự do. Người thứ 2: theo ngành tài chính và sau khi tốt nghiệp theo làm cho một ngân hàng suốt 14 năm. Người thứ 3: BA Engineering, MBA Corporate Finance và giờ mở công ty riêng.

Ba anh chị chia sẻ rất nhiều về những lựa chọn ngành học và công việc.

Anh Hai tư lự nếu nhà mình giàu, con sẽ học Philosophy. Con thích nghiên cứu về tư tưởng, triết học, lịch sử.

Mình im lặng, không nói gì.

Anh Hai tiếp dòng suy nghĩ…nhưng rồi công việc không bảo đảm. Bạn trong lớp con một số chọn CompSci, một số MedSci, và một số vào tình trạng bế tắc vì không biết chọn gì. Con chọn Vật Lý hay Hóa. Nhưng chưa ai trong MACS sau BA đi theo Luật.

Mình góp vào…vì họ không giữ liên lạc với trường cấp 3 nên không ai thống kê được..hay vì đó là quyết định khá dài hạn nên có những thay đổi ví dụ như tài chính, triển vọng nghề nghiệp.

Anh Hai năm nay lớp 11. Ngày xưa mình không suy nghĩ và có cơ hội suy nghĩ về lựa chọn như bọn trẻ bây giờ. Thấy anh Hai nói về việc làm mà thấy thương. Một số trường ở Mỹ cho sinh viên chọn ngành học sau năm 1. Đó là cách để các bạn có cơ hội tìm hiểu, thử thách và quyết định. Bên này, ngay lớp 11, 12 là phải quyết định chọn. Trong khi mình cảm thấy thụt lùi cả thế kỷ, thiếu tự tin tư vấn nghề nghiệp cho con. Đành trở về những dặn dò cơ bản “chọn làm những gì con thật giỏi, thật thích. Và luôn nghĩ đến kế hoạch B,C. Vì cuộc sống luôn có thay đổi”.